Alternative title

Nội tuyến đang đi với Mỹ

View: 1186 - Vi Anh    15/12/2017 02:12:32 am
Nội tuyến đang đi với Mỹ
Nội tuyến đang đi với Mỹ

Mỹ không thế nào giải quyết được hành động gây hấn của CS Bắc Hàn dùng hoả tiễn và nguyên tử khuấy rối, đe dọa Mỹ, Nhựt, và Hàn quốc khi Mỹ chỉ dùng các biện pháp trừng phạt của Liên hiệp quốc và nghe lời Trung Cộng và Nga thúc giục Mỹ đàm phán với CS Bắc Hàn. Vì cùng đi với Mỹ là hai chế độ hiện CS là TC và hậu CS là Nga nói một đằng, làm một nẻo, hành động như nội tuyến cho CS Bắc Hàn, ngăn cản Mỹ không thể cô lập CS Bắc Hàn.

Trong mặt trận quân sự cũng như mặt trận ngoại giao người ta không sợ kẻ thù trước mặt, mà rất sợ kẻ thù nội tuyến trà trộn trong hàng ngũ của mình. Nội tuyến đằng sau, đằng trước, bên trái, bên phải trong hàng ngũ mình bắn mình, thì khó đỡ, dễ chết, chết không dè. Qua cuộc chiến tranh với CSVN người Việt nhận thấy CS độc tài đảng trị toàn diện nên tổ chức nội tuyến cao, sâu vào chánh quyền, quân đội VN Cộng hoà. An ninh quân đội, an ninh hành chánh CS độc tài chặt chẽ hơn Mỹ và Việt Nam Cộng hoà thể chế dân chủ quyền công dân rất lớn.

Khoa học kỹ thuật trinh sát của Mỹ tiên tiến, tinh vi hơn của CS thật. Nên tình báo Mỹ biết trước CS Bắc Hàn chuẩn bị phóng hoả tiễn, trước đó 72 giờ và quan sát được công tác chuẩn bị mặt bằng khu vực phóng hoả tiễn trước nửa đêm 28.11, khoảng 3 giờ trước vụ phóng. Và TT Trump được các phụ tá trình báo khi hoả tiễn mới phóng 15 phút trước khi bị nổ rớt xuống  biển vùng đặc quyền kinh tế của Nhựt vào phút thứ 50. Nhưng đó là nhờ máy móc trinh sát vật thể.

Chớ còn con người nội tuyến của CS Bắc Việt như Phạm xuân Ẩn sống, làm việc, hoạt động tình báo cho CS Bắc Việt suốt cuộc chiến tranh VN mà vẫn yên thân. Sau này CSVN vinh danh y, người Việt mới chới với về sự che dấu của CS, về một tên nội tuyến làm tình báo chiến lược cho CS Bắc Việt ngay ở thủ đô Saigon, bè bạn với nhiều nhân vật, nhà báo Mỹ, Việt.

Còn việc CS Bắc Hàn phóng hoả tiễn, loại hoả tiễn liên lục địa có thể phóng tới nội địa Mỹ là tin chấn động làm cho dân chúng Mỹ lo ngại. Nhưng Mỹ đã thất bại trong việc vận động các siêu cường trong đó có Nga và TC chống CS Bắc Hàn. Đau cho Mỹ là nước đóng vào quỹ điều hành nhiều nhứt hơn Nga và TQ nhiều, và cấp đất cho Liên Hiệp Quốc làm trụ sở, nhưng khi Mỹ chủ trương cứng rắn, mạnh  đối với CS Bắc Hàn để giải trừ chương trình nguyên tử của Bắc Hàn, thì Phó Tổng Thơ ký Liên Hiệp Quốc lại bay qua CS Bắc Hàn vận động mở cuộc đàm phán theo xu hướng của Nga và TC.

Giống như trong Chiến tranh VN, CS Bắc Việt năm 1968 nhơn Tết Mậu Thân đánh vào một số thành phố và Saigon, không chiếm giữ được một tấc đất nào, nhưng đám thiên tả, phản chiến Mỹ tuyên truyền nào CS ‘tổng công kích, tổng nổi dậy’ chiếm thành phố, vào Toà Đại sứ Mỹ ở Saigon làm chấn động công luận Mỹ, khiến Mỹ phải rút quân như quân thua trận rời khỏi thành.

Vụ CS Bắc Hàn phóng hoả tiễn thứ 20 này cũng cho thấy Nga và TC đang trà trộn trong chiến tuyến của Mỹ, tỏ ra  không mặn mà trừng phạt CS Bắc Hàn nếu không muốn nói là không thực thà với Mỹ và với Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc. trong đó có Nga, TC đã giơ tay biểu quyết, tay đề dấu đóng trừng phạt Bắc Hàn, nhưng khi làm, khi trừng phạt thì làm khác.

Có thể nói Mỹ đã làm tất cả những gì có thể làm được, và không từ bỏ cơ hội nào để vận động TC, Nga và một số cường quốc trong Hội đồng Bảo an LHQ  ý thức rằng CS Bắc Hàn có vũ khí nguyên tử là một hiểm họa thực thụ. Không biết bao nhiêu lần TT Trump nói tới, nói lui, lúc thúc giục, khuyến khích, lúc thấu cấy, áp lực Chủ Tịch Tập cận Bình phải áp lực hơn nữa đối với CS Bắc Hàn để họ ngưng chương trình nguyên tử và hoả tiễn là vũ khí sát hại hàng loạt.

 Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Tướng McMaster đã nhắc lại trên  truyền hình  Mỹ Fox News ngày 03/12, nói rõ quan điểm của Mỹ theo đó việc Bắc Triều Tiên  là nguy hại «đối với Nga, đối với Trung Quốc, đối với tất cả các nước» và kêu gọi cả thế giới cùng chung sức ngăn chặn tham vọng hỏa tiễn, nguyên tử của Bình Nhưỡng. Tướng McMaster nói rõ muốn CS Bắc Hàn không phóng hoả tiễn thì phải cúp xuất cảng dầu lửa, không dầu lửa thì không phóng hoả tiễn được.

Bà Nikki Haley, đại sứ Hoa Kỳ tại Liên Hiệp Quốc trong  phiên họp khẩn cấp của Hội Đồng Bảo An, cũng cảnh báo rằng với cuộc thử nghiệm đó, chế độ độc tài Kim Jong Un đã đẩy thế giới đến gần chiến tranh hơn. Để ngăn chặn bàn tay của Bắc Triều Tiên, bà Haley đã kêu gọi tất cả các nước cắt đứt mọi quan hệ với Bình Nhưỡng.

Nhưng, một chữ nhưng rõ ràng và to lớn, Nga bác bỏ những lời kêu gọi này. Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov phát biểu  trước một số nhà báo tại Minsk, thủ đô Belarus, đã đánh giá một cách tiêu cực lời kêu gọi đoạn giao của Mỹ. Ông còn cho rằng các biện pháp trừng phạt đã không có tác dụng cản bước tiến của Bình Nhưỡng, trong lúc giải pháp quân sự là một sai lầm lớn. Cho đến nay, Moscow vẫn được xếp vào diện đồng minh của Bắc Triều Tiên, tương tự như Trung Quốc.

Còn TC thì nói một đằng làm một nẻo. Một mặt, Bắc Kinh dựa  vào nghị quyết HĐBA ban hành, thực hiện lấy có một số biện pháp trừng phạt kinh tế nhắm vào Bình Nhưỡng. Mặt khác lại mặc thị từ chối một số trừng phạt dứt khoát, cứng rắn, quan trọng hơn nhắm vào đồng minh của mình là Bắc Hàn.

Một trong những biện pháp từng được Mỹ đề nghị là Trung Quốc cắt nguồn dầu lửa cung cấp cho Bắc Triều Tiên. Chính tổng thống Mỹ Donald Trump đã gọi điện cho Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình để yêu cầu cắt nguồn dầu lửa mà TQ  cung cấp cho Bắc Triều Tiên. TT Mỹ nói ngay sau khi CS Bắc Hàn thử hỏa tiễn mới nhất, theo tường thuật của đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc.

Ngay sau đó Bộ Ngoại Giao Trung Quốc đã tránh đề cập đến yêu cầu cấm vận của Mỹ, chỉ nhấn mạnh rằng Bắc Kinh luôn tuân thủ các nghị quyết của Liên Hiệp Quốc, và áp dụng một loạt lệnh trừng phạt bao gồm lệnh cấm nhập cảng than, quặng sắt, và hải sản từ Bắc Triều Tiên.

Nhưng thực tế và thực sự đường ống dẫn dầu từ Trung Quốc qua Bắc Triều Tiên vẫn không ngừng hoạt động. Trước sau như một Bắc Kinh lo ngại rằng các hành động cứng rắn hơn có thể làm cho chế độ CS Bắc Hàn sụp đổ, gây ra một cuộc khủng hoảng người tị nạn ở vùng biên giới với Bắc Triều Tiên và nhất là cho phép quân đội Mỹ-Hàn áp sát biên giới Trung Quốc.

Đối với thông tấn xã Pháp AFP, việc Bắc Triều Tiên vẫn tiếp tục thách thức Mỹ và quốc tế cho thấy là chiến dịch vận động của Mỹ nhằm cô lập và bóp nghẹt kinh tế Bình Nhưỡng đã không thành công. Và AFP đặt vấn đề phải chăng Trung Quốc và Nga đã góp phần khiến Mỹ thất bại?

Cho đến nay, tình hình cho thấy Nga vẫn được xếp vào diện đồng minh của  CS Bắc Hàn, tương tự như TC là đồng minh lâu đời duy nhứt của CS Bắc Hàn. Nên có thể nói Mỹ đang có hai nội tuyến là Nga và TC trong mặt trận Mỹ chống CS Bắc Hàn

Bài liên quan

add
close

Kết nối cùng chúng tôi

Ghi danh nhận tin