Alternative title

Kể chuyện vượt biên trong cơn bão Kelly và Cá Voi cứu nạn

View: 1630 - Phan Trung Kiên    20/07/2019 01:07:27 pm
Kể chuyện vượt biên trong cơn bão Kelly và Cá Voi cứu nạn
Kể chuyện vượt biên trong cơn bão Kelly và Cá Voi cứu nạn
Hình chỉ có tính cách minh họa

Gia đình Phan Trung Kiên trên một chiếc ghe nhỏ với 24 người trên ghe (trong đó gia đình Kiên gồm 5 cha con) đã rời bãi biển Mỹ Khê (Đà Nẵng) vào khoảng 3 giờ sáng ngày 3 tháng 7 năm 1981 và đi thẳng ra khơi sau khi bị lộ kế hoạch đành phải bỏ lại một số người trong gia đình (gồm má và 5 người em Kiên). Trên đường ra khơi, ghe đã gặp nhiều tàu lớn trên đường chạy vào bờ Tiên Sa để tránh bão, đều ra hiệu cho mọi người biết đang có bão ngoài khơi và yêu cầu quay vào. Nhưng những người trên ghe đã quyết lòng vượt biên nên chấp nhận rủi ro vẫn tiếp tục ra khơi. Sau khi đi khỏi Cù Lao Chàm khoảng 3 giờ, ghe bắt đầu lọt vào vùng ảnh hưởng bão Kelly từ khoảng 10 giờ sáng ngày 3 tháng 7 và phải liên tục cầm cự trên vùng biển sóng gió. Cơn bão lúc đó đang hoành hành trên biển và di chuyển về hướng đảo Hải Nam.

Trong hơn 6 tiếng đồng hồ cầm cự giữa cơn bão, những người trên ghe đã gắng gượng dùng đủ mọi phương cách để giữ ghe không bị đắm. Ghe nhỏ với chiều dài chỉ khoảng 15 mét (50 feet) nên rất mong manh trên mặt biển bão tố. Ba Kiên là người cầm lái phải hết sức thận trọng, cùng với ông An là người cầm chèo phách phía trước mũi ghe, hai người phải cố giữ cho ghe tuyệt đối đi thẳng, chỉ cần lệch mũi là sẽ lập tức bị nhấn chìm. Sự căng thẳng và kinh hoàng lên cao và bao trùm tất cả mọi người trên ghe vì những cơn sóng lớn từ bốn phía cứ liên tục ập vào. Để ngăn bớt sức đập của sóng, Ba của Kiên ra lệnh tháo gỡ các cái giường trên ghe làm thành bè thả xuống phía sau ghe. Sau nhiều lần ghép bè như vậy, hàng chục cái giường trên ghe đều không chịu nổi, đều tan tành vì sóng nước quá mạnh. Trong khi ghe cố lướt sóng đi thẳng về phía trước thì những cơn sóng chung quanh vẫn liên tục ập vào. Mỗi lần như vậy, quả tim mọi người đều như vọt ra khỏi lồng ngực vì sợ hãi và chỉ còn biết thét lên những tiếng kêu cứu vô vọng theo tập quán của người dân biển “Quớ làng! Quớ làng!” Những tiếng kêu cứu vô vọng này như chìm trong sóng nước và mặt biển mênh mông, nhưng nhờ vậy cũng vẫn mang lại một chút niềm tin mong manh cho những người đang cận kề cái chết.

Đến khoảng 5 giờ chiều cùng ngày thì tất cả đều đuối sức và đành buông xuôi cho số phận. Mọi người đã dùng các can nhựa trống buộc vào tay dính liền nhau, để khi ghe chìm thì vẫn còn chút hy vọng được nổi lên một lúc và nếu có chết thì cũng được chết chung. Lúc đó Kiên vô cùng xúc động nghẹn ngào khi phải cột tay hai đứa em trai vào chung một can nhựa trống với mình và mọi người. Hai em này là Phan Văn Minh, lúc đó 10 tuổi, nay là nghệ sĩ Hương Sĩ Nhân và Phan Mẫn, lúc đó 8 tuổi, nay là Tiến sĩ Phan Mẫn đang dạy học tại Comsumes River College ở Sacramento. Sau đó, mọi người chỉ còn biết cầu nguyện theo niềm tin của mình, kẻ niệm Phật, người cầu Chúa, ai ai cũng chỉ còn biết trông mong vào phép lạ mới có thể cứu được mình. Khi ấy, ba của Kiên và Kiên đều hết lòng khấn vái cầu nguyện đức Bồ Tát Quán Thế Âm cứu nạn. Và phép lạ hay kỳ tích (miracle) đã thực sự xuất hiện ngay sau đó, khi ghe tưởng như sắp chìm xuống giữa biển thì bỗng nhiên có chuyển động rất mạnh và một bóng đen ập tới dưới lòng ghe. Lúc đó Kiên vẫn còn đang tát nước và đã chạm tay vào lưng cá voi. Mọi người nhìn xuống biển mới thấy cá voi vừa xuất hiện. Những người lớn trên ghe vẫn còn nhớ rõ lúc đó nhìn thấy được hai con cá voi ở hai bên mạn ghe và phía trước ghe xuất hiện những con cá heo nhảy lượn và bơi trước như dẫn đường. Cá voi tiếp tục giúp giữ ghe đi an toàn trên sóng biển trong suốt một đêm và một ngày sau đó, cho đến khi sóng yên biển lặng hoàn toàn.

Sau khi thoát hiểm từ cơn bão, mọi người chỉ còn biết theo hướng mặt trời để chạy tiếp với số nhiên liệu còn lại. Ba ngày sau đó thì ghe mất phương hướng hoàn toàn vì không còn biết đang ở nơi đâu trên biển. Lương thực và nước uống đã cạn dần, đói và khát bắt đầu đe dọa tất cả. Tiếp tục cầm cự trong tình trạng này đến vài ngày sau nữa thì mọi người gần như kiệt lực. Cha con Kiên dùng ít củi lửa cuối cùng để nấu nước biển với xác trà nhằm lấy chút hơi nước ẩm bôi lên môi cho đỡ khát. Có người nhảy xuống ngâm nước biển cho đỡ khát nhưng vô hiệu. Những người lớn thúc giục trẻ em tiểu tiện để lấy nước uống vào cầm cự, nhưng vì quá khát và trong người không còn nước nên không em nào đi tiểu được cả. May thay, lúc đó bỗng nhiên có một cơn mưa giông đổ xuống. Nhờ đó trên ghe đã hứng được một ít nước mưa để giảm bớt cơn khát. Sau đó, đến ngày thứ tám thì xuất hiện hàng trăm con mực sim (mực bút) chỉ nhỏ bằng đầu móng tay bay ào vào ghe. Mọi người bốc ăn ngấu nghiến những con mực này, có người rút túi mực, có người để nguyên như vậy mà ăn. Nhờ đó mà tạm qua được cơn đói khát. Hiện tượng mực sim vào ghe còn lặp lại một lần nữa sau đó, nhờ vậy mà mọi người trên ghe mới tiếp tục cầm cự được cho đến khi Phan Trung Kiên là người đầu tiên nhìn thấy bóng núi đảo từ xa.

Ghe nhắm hướng đảo tiếp tục chạy vào trong khoảng hơn 5 giờ thì đến gần nhưng lại đi vào nhằm khu vực quân sự nên bị lính trên đảo xả súng bắn chặn đầu ghe. Ba của Kiên dùng vải trắng buộc lên cây chèo để ra hiệu. Lính trên đảo ngừng bắn và ra hiệu cho ghe chạy vòng sang bãi biển khác. Chạy vòng theo ven biển một lúc thì nhìn thấy một ngư dân trên đảo đang câu cá gần bờ, hai người trên ghe (Phan Trung Kiên và một người khác) nhảy xuống biển ôm can nhựa bơi thẳng vào để hỏi đường vào bãi và xin nước uống. Khi nghe người ngư dân này nói bằng ngôn ngữ khác, Kiên mới đoán là ghe mình đã vào được đảo Hải Nam chứ không còn ở Việt Nam nữa. Sau đó theo chỉ dẫn của người câu cá này, ghe tiếp tục chạy dọc theo bờ biển và tìm được bãi vào. Sau khi vào bãi, mọi người được ngư dân trên đảo cung cấp thức ăn, nước uống và mới biết là mình đã sống sót. Khi đó đã trải qua đúng 9 ngày lênh đênh trên biển.

Theo thông tin từ Wikipedia về cơn bão nhiệt đới Kelly này, ở Philippines gọi là Bão nhiệt đới Daling, là một cơn bão nhiệt đới có sức tàn phá mạnh hình thành ở Philippines vào cuối tháng 6 năm 1981. Áp thấp nhiệt đới hình thành ở phía đông Philippines từ ngày 28 tháng 6, mạnh lên thành bão vào ngày 30 tháng 6 rồi đi vào miền trung Philippines. Bão Kelly sau đó suy yếu dần trên các đảo nhưng lại mạnh lên trên Biển Đông, đạt được trạng thái bão vào ngày 2 tháng 7 và đi về phía nam đảo Hải Nam vào ngày 3 tháng 7. Cơn lốc xoáy của bão sau đó vượt qua Vịnh Bắc Bộ của Việt Nam thành bão nhiệt đới suy yếu và đổ bộ vào miền bắc Việt Nam trong ngày 4 tháng 7 lại mạnh lên thành bão nhiệt đới. Bão Kelly chỉ mất đi vào hai ngày sau đó trong đất liền, tức kéo dài đến ngày 6 tháng 7.

Bão nhiệt đới Kelly là cơn bão tồi tệ nhất ảnh hưởng đến Philippines. Chín thị trấn trong một khu vực dài 6.920 km (4.300 miles) gần núi lửa Mayon bị ngập lụt kéo dài. Hơn 1.450 km (900 miles) đường sắt đã bị cuốn trôi. Ít nhất 800 ngôi nhà đã bị phá hủy và 3.845 ha (9.500 mẫu Anh) đồng lúa bị hủy hoại. Hơn 3.600 người phải di dời khỏi nơi cư trú. Theo báo cáo chính thức có 192 người chết, 30 người bị thương, 9 trường hợp vẫn được xem là mất tích. Tổng thiệt hại vật chất ước tính lên tới 7,8 triệu đô-la.

Độc giả có thể xem chi tiết về cơn bão này hiện vẫn còn được lưu giữ trên Wikipedia: https://en.wikipedia.org/wiki/Tropical_Storm_Kelly.




English version: The 1981 Voyage of the Phan Family

As recalled by Phan Trung Kien, July 2020

On a moonless night in early July 1981, my Dad (Phan van Dai) along with my eldest brother (Phan vu Lien) and two younger brothers (Phan van Minh and Phan van Man), set sail in a tiny fishing boat from the shores of My Khe Beach in the City of Da Nang, Vietnam, along with 19 other people in search of freedom and a better future. The original plan was for my Mother and 4 sisters and youngest brother aged 5 to be on the same boat, so the entire family could escape from communist Vietnam. Yet, somehow the local police knew of the family’s plan to escape and then surrounded the hospital where Mom and the other siblings were hiding. Surrounded by the brutal cops, Mom and half of the family could not get to the shoreline where Dad’s boat was nervously waiting. After an hour or two, and with signals that Mom was surrounded by the cops, Dad had to make the toughest decision of life: to return to his wife and his daughters and, all would be in prison; or escape with half of the family, with the hope that the other half could someday be reunited in a free land. After much agony, Dad chose the latter, not because he merely wanted to leave, but because he thought about the future of his children and future generations to come (…and that’s how he and Mom today have 25 grandchildren and several great grandchildren born here in the United States).

Shortly after leaving the shoreline and headed for Hai Nam Island of China, Dad’s tiny fishing boat of about 50-foot long encountered a major storm. As the boat was heading out, many other fishing boats returning to shore warned Dad to get back to shore as there was a major storm lurching in the high sea. However, Dad’s mind was made; he was willing to take the risk of dying in the high sea but with the potential of landing in the free world than for the entire family to suffer under the hands of the communist regime.

Unsurprisingly, Dad’s boat was hit with the major storm the following day. (It was later learned that this storm was a high-category Hurricane named Kelly that devastated parts of the Philippines in late June 1981, and killed some 200 people and wiped out thousands of homes. Hurricane Kelly them moved southerly to southern China and also affected part of Vietnam). For six hours, Dad, I, and all of the adults in the boat had to wrestle with the wind, rain, huge waves; all efforts were focused on making sure the tiny boat would not capsize in the vast ocean. The waves and wind continued to pound and rock the boat; and each pounding was met with cries and screams of fear by the women and children on the boat. No one on the boat thought they could survive or ride out this storm. After hours of managing the boat and emptying the water from the boat caused by the big waves and rain, everyone was exhausted and was about to give up. Everyone prayed to their Gods for mercy. At that time, Dad instructed me to tie the hands of my two younger brothers Minh, aged 10, and Man, aged 7, to the empty gasoline containers, with the thought that if the boat were to sink, their bodies would float in the ocean. And the prayers by the people on the boat, especially to Bo Tat Quan The Am (the Boddhisatva of Mercy) continued amidst the great odds.

Moments later, miraculously, as I was emptying water from the boat with a bucket, I felt something firm on the side of the right side of the boat that lifted the boat as it was tilting to the side. I looked into the ocean, and there was a great whale next to the boat, using its back to straighten the boat as it tilts to the right. And to the left was also another great whale that did the same. Thanks to the great whales, the boat did not capsize! As the storm lessened its intensity and the boat could propelled forward, appearing in front of the boat was a group of dolphins, lurching in and out of the water. The dolphins swam forward, some 50-70 yards in front of the boat; as if they were giving directions to our boat. So, Dad, who at the time was still in his early 40’s and as captain of the ship managed the oar, followed the dolphins. The two whales continued to aid the battered fishing boat on both sides for the next 24 hours. Who could have thought the tiny fishing boat with 24 people was rescued from the frightening storm by some whales and dolphins; but they were!

After a brutal wrestle with the dreadful storm for over a day and night, the boat escaped the storm, but relief was not it in sight yet. The boat was floating in the South China Sea, under the scorching sun of the summer months, for several more days. Due to the storm, Dad and everyone manning the boat lost their direction. They didn’t know where they were. The tiny compass that shows north, south, east, west was not of much use anymore. All they could see was the vast sky and ocean.

The fuel, food and water brought onto the boat slowly dried up. Thirst and hunger were starting to creep in. Under the sun and in the ocean, thirst was a major concern. Some attempted to drink the ocean water, but the more they drank the salt water, the thirstier they became. Hope was beginning to dim again. We thought we had died in the storm, but then was rescued by the whales and dolphins. Now, even the whales and dolphins would be of no help. As the boat carrying the thirsty, hungry, and fatigued passengers was floating in the hot and humid ocean, all of sudden, rain started to come down. The rain became stronger by the minute. Given the sudden change in the weather, everyone on the boat raised their head with their mouth open to drink the rain water. Any empty bucket, container, and even pieces of cloth in the boat were put to use. The cloths were used to absorb the rain water; so later the water could be squeezed from the cloth and warm up to use as drinking water. So, with the rain, the thirst problem was solved, temporarily.

More days had gone by, and by the 8th day since leaving shores, hunger and thirst were affecting everyone. Any amount of rice and food, including dried goods, brought onto the boat were all consumed. The plan was that within 3-4 days, the boat would arrive in Hong Kong or Hai Nam Island, barring any complications. But the boat suffered from a major storm, and the sense of direction was lost.

On the afternoon of the 8th day, suffered from hunger and thirst, everyone on the boat was losing hope again. But, then suddenly appearing next to the boat were tiny squids, a scene never seen before. Quickly, the adults grabbed what we could from the boat to pick up the squids. Some even used their bare hands to catch the squids and immediately swallow them, without even cooking it because of starvation. Soon, the squids were steamed with ocean water and everyone ate them as our only meal. Once again, miracles do happen; and the starving boatpeople were saved again by the sudden appearance of the squids.

On the morning of day 9, looking in front of our boat, I saw something dark beyond the low-hanging clouds. At first, I didn’t think much about it. Then, I closed his eyes and opened again; and the object still appeared. I called out to Dad: “Daddy, Daddy, is that a mountain?” With my shout, everyone looked at the direction I was pointing and roared, “Yes, it’s a mountain!” Dad then focused on that object and guided his boat, heading toward it. After hours of propelling through the water, the object became bigger and bigger, and the boat was getting closer and closer. It was indeed a mountain! As the boat near the shores of the mountain, Dad and I could see a few men in uniform with their guns wrapped around their shoulders. One of the passengers in the boat who recently was released from the Communist prison said this place and the people in uniform were similar to that which he saw during his prison days. Dad and everyone else couldn’t believe it. Their question: How could we still be in Vietnam when we have left for 9 days?

At this time, Dad insisted: I think now, after having suffered from a storm, hunger, and starvation in the high sea, I’d rather die on land and in the ocean. Dad then instructed me and another young man who was also aged 18 to swim to the shoreline with empty gasoline containers to beg for food and water, regardless of the consequences. My partner and I swam to shore; and we were confronted with people who didn’t speak Vietnamese. We eventually learned they were speaking Chinese. Through body language, gestures, and facial expressions, we were able to express the hunger and thirst of the boat people, and got them to show us a pond where we could collect water. My partner and I quickly filled our empty containers with fresh water. Out in the boat, Dad threw what he could in the ocean, including the compass, to reduce any indication that they were trying to escape from Vietnam, if the Vietnamese authorities asked. Everyone in the boat waited anxiously and nervously for me and my partner to return. An hour later, we swam back to the boat, with each container filled with water. To my Dad and everyone’s surprise, I reported that the men in uniform spoke a language I couldn’t understand; but the instruction from the uniformed officers was clear and firm: We are not allowed to dock our boat and disembark here. They signaled that the boat had to travel along the side of the Mountain and a sandy beach could be found, where we could dock the boat and disembark

Everyone drank the water brought back from the mountain, and Dad then steered the boat and traveled a few more hours. And then, there it was, a sandy shore appeared. Dad manned the boat, headed for shore. As the boat reached the sandy beach, some 20-30 villagers ran out and became suspicious of the people on the boat. Luckily, one young man in the boat could understand some Chinese; and through hand gestures and writing on the sand, it was discovered that the boat had reached Hai Nam Island. Everyone on the boat was elated; and for the first time in 9 days, we could step foot on solid ground again. Some couldn’t walk properly because they had been in the tiny fishing boat in the ocean that many days. Thankfully, the villagers on the Hai Nam island were so kind and good to us, offering food, water and shelter.

But the kindness of the Hai Nam Island villagers came with a price. Evidently, Dad’s boat was the not first boat to dock the island. In fact, Dad learned a few days later that another fishing boat carrying 19 Vietnamese people who were also trying to escape Vietnam had landed on this island some 6 months prior. Unfortunately, their boat had been broken so they were unable to proceed to Hong Kong, their intended destination. After showering Dad and his boatpeople group with food, water, and shelter for several days, the villagers’ demand – as conveyed by the leader of the village – was to take the other 19 fellow Vietnamese boatpeople with us. We are to leave, all 43 Vietnamese boatpeople, the island at the earliest possible time. Dad at first resisted the demand, because our tiny boat could not take on additional passengers, considering the distance from Hai Nam to Hong Kong is not a short and easy passage. But the demand –and at times threat – by the villagers left Dad with no choice but to take on the additional 19 passengers. So, on a clear, sunny day in late mid July, with instructions and directions from the village people of Hai Nam Island, Dad set sail with all 43 passengers for Hong, 19 of whom he does not know nor was given any fees to board his boat. Thankfully, the passage from Hai Nam Island to Hong Kong was free of adverse events. Days later, Dad’s boat reached Hong Kong, and was taken in by the United Nations High Commission for Refugees. Our tiny fishing boat was sunk into the ocean by authority of the Hong Kong police, and Dad and everyone else stayed in Hong Kong for about 6 months, until we were sponsored by relatives to resettle in Tulsa, Oklahoma.

I was the first in my family to come to San Diego in October-November of 1982, seeking a better place with warmer climate especially for Dad and my younger brother Man, who suffered from chronic conditions. Then, on December 2, 1982, Dad and my three brothers moved to San Diego, and began living in Linda Vista. Life for the Phan family, as we see it today, began then.





Video chương trình đêm ca nhạc kỷ niệm 40 Quốc tế cứu thuyền nhân


 

Bài liên quan

add
close

Kết nối cùng chúng tôi

Ghi danh nhận tin