Alternative title

Người tiều phu với lòng từ bi và những chiếc lá vàng

View: 1272 - Lương Thư Trung    28/12/2017 02:12:07 am
Người tiều phu với lòng từ bi và những chiếc lá vàng
Người tiều phu với lòng từ bi và những chiếc lá vàng

Thật ra, thi sĩ Trần Trung Đạo đã được hầu hết các độc giả từ trên diễn đàn siêu không gian (Internet) cũng như khắp nơi trên thế giới biết đến. Riêng đối với tôi, tôi mới được quen anh chưa đầy một năm, do một anh bạn vốn là giáo sư một trường trung học song ngữ giới thiệu. Mặc dù, trước đó, thỉnh thoảng tôi có đ ọc đôi bài thơ của anh đăng trên báo hải ngoại. Dần dà sau này, tôi được đọc thơ của anh nhiều hơn, nhất là dịp tập thơ đầu tiên “Đổi cả thiên thu tiếng mẹ cư ời” tái bản và phát hành tập thơ mới: “Thao thức.”

Trong một bài viết về “Cảm nhận thi ca” của nhà văn Trần Hoài Thư đăng trong t ạp chí Văn Học Nghệ Thuật trên Internet, mục “Diễn Đàn Văn Học,” có đoạn: “Cảm nhận, dĩ nhiên, khác với phân tích, phê bình. Cảm nhận là sự rung động mà độc giả bắt gặp khi đọc một bài thơ hay một câu thơ. Một bài thơ càng hay, có ý nghĩa là sự cảm nhận càng lớn, nỗi rung động càng mạnh.” (VHNT số 215, 14-08-96)

Với cõi thơ của thi sĩ Trần Trung Đạo, là một độc giả, qua cảm nhận của mình, tôi nghe con tim nhịp theo với từng ý, từng vần trong thơ của anh, đau xót với cái đau xót của anh, thao thức, trăn trở với nỗi trăn trở, thao thức của anh.

Trong hành trình đi vào dòng thơ của thi sĩ Trần Trung Đạo, tôi cứ ngỡ mình đa ng đi vào những vùng biển dâu với những mảnh đời tan tác, những tâm hồn héo úa như những chiếc lá vàng lìa cành, xa cội, lạc loài. Ở đó là thân phận khốn cùng của kiếp người, là hệ lụy vô thường của cuộc đời, là bẽ bàng, là cay nghiệt t riền miên… Tất cả như hiện diện, bàng bạc trong từng chữ, từng dòng, từng vầ n, từng điệu hết sức bình dị mà tha thiết, đơn giản mà sâu đậm, man mác mà thâm trầm. Dường như bất cứ người đọc nào cũng có thể cảm nhận thơ anh với con tim se thắt, ngậm ngùi để chia xẻ và cảm thông với mỗi hoàn cảnh, mỗi mảnh đời… Bởi lẽ, thơ của thi sĩ Trần Trung Đạo như anh đã tâm sự, anh làm thơ không để mong làm thi sĩ, mà để gởi gắm những tâm tư thao thức cho thế nhân với những mảnh đời chân thật:

“Tôi làm thơ chẳng mong thành thi sĩ
Ngủ với trăng hay bạn với sông hồ
Thơ tôi đấy trái tim đầy máu rỉ
Sẽ muôn đời ở lại với hư vô”
(Thơ tôi) 

Vốn dĩ là một Phật Tử, thi sĩ Trần Trung Đạo đã nhìn đời với trái tim của người con Phật. Anh mang tâm thức từ bi của đạo Phật chuyển nhập vào dòng thơ của mình như một phép nhiệm mầu để hoá giải cuộc đời, để những đóa hoa Vô Ưu nở rộ trong cõi đời ô trọc, trầm luân này. Điều đó cho thấy đạo Phật đã ảnh hưởng hế t sức sâu đậm trong thơ của thi sĩ Trần Trung Đạo. Đặc biệt, hai bài thơ “Hoa đạo” và “Nhớ cây đa chùa Viên Giác” là hai bài thơ tiêu biểu cho nét đặc thù nà y. Khi viết về cựu huynh trưởng Phạm Gia Bình, người tự thiêu tại Hoa Kỳ tháng 4 năm 1992 để phản đối nhà cầm quyền CSVN đàn áp tôn giáo:

“Cây Vô Ưu trong lòng Anh
Hôm ấy đã trổ hoa
Thơm ngát cả mười phương
Mùi hương Chân Thiện Mỹ”

(Hoa đạo)
hay

“Lửa Vô Úy chẳng bao giờ tắt lạnh
Như linh hồn anh sống mãi với muôn thu
Đường Việt Nam dù còn lắm sương mù
Nhưng có Anh trời quê hương sẽ sáng
Hoa đạo nở thành niềm tin và hy vọng
Nở những nơi nào máu Thánh một lần rơi
Cây Nhân Duyên từ bao kiếp luân hồi
Trên đất lạ đã âm thầm kết trái
Đại lực muôn nghìn năm góp lại
Đã chuyển thành Tam Muội đốt vô minh”
(Hoa Đạo)

Trước cảnh đời bức bách, người con Phật đau lòng phải lìa xa mái chùa thân yêu: 

“Chùa thanh tịnh chẳng dung hồn lữ thứ
Một chiều thu tôi lạy Phật ra đi
Bỏ lại tiếng chuông chùa vang khuya sớm
Cây đa già đứng lặng khóc chia ly.”

(Nhớ cây đa chùa Viên Giác)

  Để rồi, bao năm sau, thi nhân lưu lạc nơi phương trời vô định, viết đôi dòng thơ nhớ về ngôi chùa xưa thân yêu thuở nào:

Sân chùa xưa lá rụng đã bao lần
Chiếc lá vàng như những vết dao đâm
Thời thơ ấu nghe vẫn còn đau buốt”
(Chút quà cho quê hương)

Và tấm lòng từ bi vô lượng của thi nhân thể nhập qua lời căn dặn của mẹ hiền như
một lời trăn trối trước phút lâm chung:

“Nếu mai mốt con có về thăm lại
Con đừng buồn và trách móc chi nhau
Lòng của Mẹ, một tấm lòng đại lượng
Vẫn nghìn năm son sắt chẳng phai màu”
(Trăn trối)

Hay lời tiễn biệt dành cho người lính già Việt Nam vừa mới chết đêm qua ở xứ người trong lẻ loi, cô quạnh như một lời an ủi, một lời cầu nguyện thắm đượm tinh
thần từ bi, tế độ của đạo Phật:

“Ngủ đi anh bình yên nơi chín suối
Đau thương này em sẽ viết thay anh”
(Người lính già vừa chết đêm qua)

Ở bất cứ nơi nào có sự khổ đau đều có sự hiện hữu của đức Như Lai. Ngài tỏa chiếu ánh sáng nhiệm mầu, huyền diệu với tấm lòng từ bi, vị tha, nhân ái cao cả. Ngài luôn luôn khuyên chúng sanh tự thắp sáng trong lòng mình ngọn đuốc để soi đường trong cõi đời ô trọc, bụi trần tăm tối này: “Hởi các Ngươi! Hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi” 
Là người con Phật thuần thành từ buổi thiếu thời, với chiếc áo màu lam gia đìn h Phật Tử rộng thùng thình hơn khổ người bé nhỏ của anh mà thân phụ đã sắm sữa cho, một cậu bé đã có tâm từ bi rồi. Nhưng cay nghiệt thay, mới chừng ấy tuổi đầu, cuộc đời anh đã bắt đầu cho những luân lạc, phiêu bồng: 

“Ðời ta xiêu lạc từ thơ ấu,
Coi chuyện ơn thù như nắng mưa”
(Vẫn đứng lên cười với thế nhân)

Hoặc:

“Anh bỏ nhà đi năm mười bốn tuổi
Học lọc lừa từ thuở tóc chưa xanh”
(Chợt nhớ người bạn nhỏ)
Nhưng với lòng từ bi dạt dào như máu chảy trong tim, anh không oán trách cuộc đời:

“Đời xô ta gục, không buồn trách
Vẫn đứng lên, cười với thế nhân”
(VĐLCVTN)

Thi sĩ Trần Trung Đạo đã thắp sáng cho mình ngọn đuốc từ bi, đã chọn cho mình con đường chánh đạo để khế hợp với từng cảnh đời oan nghiệt hầu chia xẻ, cảm thông. Và với sự chọn lựa cho mình phương cách chuyển hoá tâm thức, đi theo con đường chánh giác đó, mới có thể hoá giải mọi vô minh phiền não cho chính mình v à cho tha nhân… Như một người tiều phu, thi sĩ Trần Trung Đạo đi giữa rừng già cô tịch gom cây, góp lá để thắp sáng cho đời, sưởi ấm thế nhân: 

“Con đi góp lá nghìn phương lại
Đốt lửa cho đời tan khói sương”
(ĐCTTTMC)

Hoặc:

“Tôi đi góp lá ngàn phương lại
Đốt lửa cho đời sương khói bay”
(Mười bảy năm)

Trong sứ mạng cao đẹp của người tiều phu, thi sĩ Trần Trung Đạo đã âm thầm man g con tim từ ái của mình thể nhập vào từng dòng thơ để hiến dâng đời mãi hoài, bất tận. Chúng ta chỉ cần để tâm hồn tĩnh lặng nghe nhà thơ tâm sự: 

“Ai về qua phố Hội An
Mua dùm tôi tấm lụa vàng Duy Xuyên
Tôi đi quét lá trăm miền
Mẹ ngồi dệt sợi ưu phiền quanh năm”
(Lụa Duy Xuyên)

Thi sĩ Trần Trung Đạo đã biết bao lần nhặt chiếc lá vàng trước ngỏ để viết bài thơ gởi cho đời:

“Cho tôi nhặt chiếc lá vàng trước ngỏ
Viết bài thơ tha thiết hiến dâng đời
Chút chân tình trang trải với muôn nơi
Rất nhỏ bé nhưng vô cùng sâu rộng”
(Cho tôi xin)

Người tiều phu góp nhặt những chiếc lá vàng hay thi nhân nhặt những mảnh đời t rong nỗi cô đơn: 

“Tóc bạc theo mỗi ngày biệt xứ
Bụi cuộc đời trắng dã đôi vai
Tiều phu gánh củi về ngang núi
Trăng chiếu lưng đèo một bóng soi”
(Ghé Raleigh thăm bạn)

Pascal đã ví: “Con người là một cây sậy biết suy nghĩ.” Thi sĩ Trần Trung Đạo luôn luôn tự ví đời mình–nhất là mảnh đời đang sống lang bạt nơi xứ người này –như chiếc lá lìa cành bị cuốn theo dòng đời trôi nổi, nổi trôi: 

“Mỗi buổi sáng tôi một mình ôm chổi
Quét lá vàng như quét nỗi cô đơn
Lá vẫn rụng khi mỗi mùa thu tới
Như đời tôi tiếp nối chuyện đau buồn”
(NCĐCVG)

Hoặc:

“Tôi sẽ đến ngôi chùa xưa Viên Giác
Nhặt mảnh đời rơi rớt ở đâu đây”
(NCĐCVG)

Chiếc lá vàng cứ bay đi, bay đi mãi. Để cây đa già một mình một bóng trầm mặc đứng lặng buồn. Phải chăng đó là hình ảnh mẹ hiền đứng bên song cửa mòn mỏi ngóng đợi con về: 

“Mẹ trách ta sao lỡ hẹn thề 
Mỗi mùa lá rụng lắng tay nghe 
Cây đa già đứng bên đường vắng 
Chiếc lá vàng đi chẳng trở về” 
(VĐLCVTN)

Để rồi, thi nhân một lần nữa minh định thân phận đời mình: “Em đâu biết giữa cuộc đời dông tố Tôi chỉ là một chiếc lá khô bay” (Tôi vẫn nợ em một lời xin lỗi) hoặc “Em có khóc khi mỗi mùa thu tới Lá thu vàng rơi xuống tuổi điêu linh” (TVNEMLXL) hoặc: Một chiếc lá vừa rơi trên nấm mộ Thu đã về rồi đó phải không em Anh chợt thấy bàng hoàng trong tuổi dại Một tình thương tha thiết sẽ không quên. (Vĩnh Biệt Em Thu Cúc) 

Trong lời chào vĩnh biệt người lính già Việt Nam vừa mới chết đêm qua trong cô đơn, hiu quạnh, thi sĩ Trần Trung Đạo thêm một lần tự ví mình như chiếc lá và tha thiết tâm tình với kẻ bạc phần: 

“Tôi gởi anh đôi dòng thơ
Từ trái tim của một thằng em nhỏ
Cũng lạc loài lưu lạc như anh
Chúng ta, hai chiếc lá chung cành
Bay phơ phất trước từng cơn bão tố”
(NLGVMCĐQ)

Đất trời rồi sẽ chuyển sang mùa theo sự vận hành của vũ trụ. Những chiếc lá vàng rồi sẽ rơi rụng, bay đi, bỏ lại bên trời những cành, những nhánh khẳng khiu , buồn thảm đến ngậm ngùi. Thi sĩ Trần Trung Đạo cũng mơ ước một ngày trở về c ố hương như những chiếc lá nhớ cây, nhớ cội, nhớ rừng: 
“Em đừng hỏi ta mong về quê cũ Chiếc lá khô còn nhớ cội thương cành Ta chẳng lẽ bước chân đời lê mãi Nơi quê người làm một kẻ lưu dân” (Em đừng hỏi) 

Dù chỉ một lần, thi nhân tha thiết nguyện cầu như chiếc lá vàng rụng xuống bên gốc cội cây già, hôn lên mặt đất thân yêu đã nuôi cây lớn biết bao mùa: 

Ta sẽ sống để chờ ngày trở lại
Hôn một lần lên đất mẹ thương đau”
(EĐH)

Vì có được như chiếc lá vàng, ít nữa cũng trả được chút ơn, chút nợ của một kiếp người nơi cõi tạm này: 

Tôi sẽ về để sống với quê hương
Mai tôi chết xin làm phân nuôi đất”
(Tôi sẽ về)

Trong dòng đời, với biết bao lần ngụp lặn, chìm đấm trong bể khổ trầm luân, dô ng tố, bão bùng… Rồi bức tranh vân cẩu cũng phải tan đi, để trả lại trần gia n này một chút nắng ấm mặt trời, để trả lại cho con người một cõi an nhiên, tha nh tịnh. Cao đẹp biết bao khi có những con người hy sinh đời mình tự nguyện làm một ngư ời tiều phu với tấm lòng từ bi đi khắp bốn phương tám hướng gom góp từ nhánh củ i, cọng rơm, ngọn cỏ đến những chiếc lá vàng khô để đốt lửa soi đường, sửi ấm n hân sinh! Hạnh phúc thay được làm một nhà thơ! Hạnh phúc thay được làm một người tiều p hu với tấm lòng từ bi đi góp nhặt những chiếc lá vàng! 

“Con đi góp lá nghìn phương lại
Đốt lửa cho đời tan khói sương”
(ĐCTTTMC)

Bài liên quan

add
close

Kết nối cùng chúng tôi

Ghi danh nhận tin