Cuộc đời Cụ Bà Quảng Thao qua lời tâm tình của các con
View: 1029 - TK NEWS TV 21/01/2024 10:01:05 am Lời Tâm Tình với Má.Má kính yêu của chúng con!
Cuộc đời 84 năm của Má có thể đọng lại trong hai chữ Đạo và Tình. Sinh ra và lớn lên trong một gia đình nghèo khó ở Làng Tân Thái, Má không được cắp sách đến trường như bao nhiêu người khác, vì phải lo phụ Cha Mẹ trong việc sinh nhai. Nhưng Trời Phật đã phú cho Má một trí nhớ rất tốt. Nhờ đó, Má đã thuộc lòng những câu ca dao, câu vè, vần thơ… để rồi sau này Má dùng để ru chúng con ngủ và dạy dỗ cả bầy con. Và cũng với trí nhớ phi thường đó, Má thuộc lòng kinh kệ một cách dễ dàng; chỉ cần đọc qua vài ba lần là nhớ, và khi tụng Kinh Má không cần nhìn vào quyển kinh, làm cho những người bạn đồng đạo, kể cả quý Thầy Cô trong Chùa cũng đều nể phục và quý mến Má.
Lớn lên trong một xóm làng nhỏ và được Ông Bà Ngoại dạy dỗ chu đáo, Má không giao tiếp nhiều và chỉ có vài người bạn chí thân như Dì Mai, Dì Lạc. Cũng có đôi ba chàng trai trong làng để ý đến Má, nhưng cuối cùng Má đã đem lòng yêu thương Ba, về làm dâu nhà họ Phan từ năm 18 tuổi. Sau này, chúng con có hỏi vì sao Má đến với Ba, Má nói: vì Ba là con trai duy nhất của Ông Nội. Nhìn thấy hai cha con đùm bọc lẫn nhau từ khi Bà Nội mất, lúc Ba mới được 3 tuổi, Ông Nội ở vậy nuôi người con trai. Thấy Ba là người con hiếu thảo nên Má đem lòng thương.
Về làm dâu nhà họ Phan, Má dốc hết tâm sức để lo cho Ba và Ông Nội. Vì Nội muốn có nhiều con cháu nối dõi tông đường, nên năm 1960 Má hạ sinh anh Hai, đặt tên là Liến, nhưng ở nhà thường gọi là Đèn, vì Ba Má muốn con mình cận kề đèn sách. Rồi từ đó, Ba Má lần lượt cho ra đời thêm 8 người con nữa, nhỏ nhất là Út Chinh sinh năm 1976. Như vậy, Ba Má và Ông Nội đã mãn nguyện vì có được 5 trai, 4 gái để nối giòng họ Phan.
Nhưng một nhà 9 đứa con, với Ba Má và Ông Nội là 12 miệng ăn thì biết làm gì để xoay sở sinh nhai hằng ngày? Rồi thời cuộc đẩy đưa, Ba sắm được một chiếc ghe máy, mỗi chiều nổ máy chạy ra khơi bắt cá. Sáng trở lại bờ, may ra được vài thúng cá. Má gánh những thúng cá đó ra chợ bán, kiếm vài đồng đem về để mua gạo, mua rau cho cả nhà 12 miệng ăn. Cuộc sống tuy vất vả nhưng cũng dần trôi qua. Những thúng cá mà Má phải gánh trên đôi vai gầy nhỏ bé, thật không khác với hai câu trong bài vọng cổ mà con đã từng nghe:
Gánh nặng đôi vai oằn hai đầu gánh,
Thúng chở con thơ, thúng trĩu nặng hàng.”
Rồi biến cố năm 1975 ập đến, gây bao nhiêu tang tóc cho cuộc sống ở Làng Tân Thái. Với bầy con 9 đứa, anh Liến và anh Kiên sắp đến tuổi nghĩa vụ quân sự, tương lai cả đàn con mù mịt bế tắc, nên Ba và Má đã toan tính tìm đường vượt biên, mong cho tương lai con cháu sau này xán lạn hơn.
Bao nhiêu toan tính, đến mùa hè năm 1981 mới thực hiện được. Theo kế hoạch, Ba và 4 đứa con trai lớn xuống ghe đi đánh cá giống như mọi ngày, Má và mấy chị em gái giả vờ xuống bệnh viện ở bãi Mỹ Khê thăm chị Hiệp đang giả bệnh nằm viện, để đến khuya Ba quay lại vào bến sẽ rước hết mấy mẹ con cùng đi.
Nào ngờ công an phường phát giác được kế hoạch vượt biên của Ba Má, liền bao vây, phong tỏa bệnh viện, nên Má và mấy chị em gái không ra khỏi được. Ba đợi mãi không thấy Má xuống bến để lên thuyền. Như vậy, kế hoạch cùng đi cả gia đình đã tan vỡ. Trước tình huống đó, Ba phải quyết định. Một là quay ghe vô lại để chịu bị bắt, bị nhốt tù và tương lai gia đình con cái không biết đi về đâu. Hai là vẫn cứ nhổ neo vượt biển để đưa 4 đứa con trai đến bờ tự do, và sau này sẽ tìm cách để gia đình được đoàn tụ. Sau khi cân nhắc, Ba đã cắn răng quyết định chọn cách thứ hai, để lại Má và mấy chị em gái với Út Chinh lúc đó chỉ mới được 5 tuổi.
Những gì xảy đến với Má sau ngày định mệnh của mùa hè năm 1981 là một chuỗi ê chề, bi đát. Má bị công an phường lôi lên đồn, tra tấn, đánh đập, hạch hỏi vì tội “âm mưu vượt biên”. Má bị chúng đánh rồi nhốt vào tù. Sau một thời gian, Má được thả về nhà. Trước cảnh chồng con đã vượt biển khơi, sống chết ra sao chưa rõ, lại phải đối diện với gánh nặng mưu sinh cho 5 đứa con còn kẹt lại cùng với cha chồng già yếu, trong khi nguồn tài chính từ những thúng cá mà Má bán được từ nghề đánh cá của gia đình trước đây nay không còn nữa, biết làm sao để nuôi sống cả gia đình? Má như chỉ còn biết ngửa mặt kêu Trời, không còn cách nào để xoay xở.
Nhưng rồi chính trong hoàn cảnh bế tắc đó, Má vẫn mạnh mẽ vùng mình trỗi dậy, dốc hết sức lực để đứng lên, chạy vạy đầu này, xoay xở đầu nọ, để có thể lo cho cuộc sống của cha già và 5 đứa con.
Rồi dường như Trời Phật cũng thương tưởng đến gia đình họ Phan của mình… Ba và bốn anh em trai đã thoát được tai kiếp trên biển Đông để đến trại tị nạn Hồng Kông, rồi được gia đình Ông Ban, Cậu Nghĩa - bà con bên tộc Huỳnh của Má - bảo lãnh cho đến định cư tại Mỹ.
Sau vài ba tháng không nhận được tin tức gì từ Ba và 4 đứa con trong chuyến vượt biên năm 1981, Má hầu như đã tuyệt vọng và mất phương hướng. Nhưng khi đến được trại Tự Do ở Hồng Kông, Ba có cơ hội đánh điện tín về cho Má. Khi nhận tin là Ba và 4 đứa con đã thoát chết và đến bờ tự do, Má như người chết đi sống lại, được hoàn hồn với sự vui mừng khôn xiết! Má không biết làm gì để tạ ơn Trời Phật nên phát nguyện xuống tóc trong dịp này.
Cuộc sống thường nhật của Má vào giữa thập niên 1980 tuy có phần khá hơn đôi chút nhờ có những thùng hàng do Ba và mấy anh em dành dụm gởi về, nhưng Má vẫn quyết tâm tìm đường vượt biên để đoàn tụ với Ba và 4 đứa con trai. Má lên kế hoạch nhiều lần nhưng đều bị bại lộ, rồi bị lôi lên đồn và bị mấy cậu công an nhỏ tuổi lấy dùi cui đập trên đầu, đánh vào bụng. Má đau lắm, nhưng vẫn vặn hỏi mấy tên công an: “Mấy chú chỉ đáng tuổi con tui hoặc nhỏ hơn, đánh đập một bà già như tui mấy chú thấy có được không?” Má bị nhốt tù đôi ba ngày rồi cũng được thả về.
Mãi đến năm 1988, quyết tâm và kế hoạch vượt biên để đoàn tụ gia đình của Má mới thành công. Dìu dắt 4 đứa con cùng với 10 người cháu trong họ hàng, xóm giềng, Má vượt biên trên chiếc xuồng nhỏ bé, rồi đến được Đảo Hải Nam, được một ngư dân người Trung Quốc tên Chen Si-Chum cứu vớt trong lúc anh đi đánh cá. Khi nhận tin Má đã đến Đảo Hải Nam, Ba và Anh Kiên với cả nhà ở Mỹ đã tìm mọi cách để bảo lãnh Má và mấy chị em qua Mỹ. Sau khi làm việc với Cao Ủy Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc suốt 6 tháng trời, Má và mấy chị em được bay thẳng từ Đảo Hải Nam đến San Diego để đại gia đình mình đoàn tụ.
Có lẽ giờ phút vui sướng nhất trong đời của Má là khi bước ra khỏi máy bay vào mùa Xuân năm 1989 để ôm lấy Ba, người đàn ông duy nhất trong cuộc đời của Má, và siết chặt trong vòng tay mình hình hài của 4 đứa con: Liến, Kiên, Minh, Mẫn, rồi hôn lên trán mỗi đứa với giọt lệ mừng vui khôn xiết.
Với Má, quãng thời gian sum họp đoàn tụ tại sân bay và trên đường về nhà là hạnh phúc nhất. Nhưng vừa mở cửa bước vào nhà thì Má thét lên hai tiếng “Trời ơi” khi nhìn thấy di ảnh của Ông Nội đặt trên bàn thờ, dưới tôn tượng Đức Phật. Má kêu lên: “Sao thế này hở anh, Ba đã…?”
Khi ấy Ba mới từ tốn phân trần: “Cha mất cách đây vài tháng. Em và các con vượt biên không lâu thì Cha ở nhà nhớ con dâu và cháu nội, không ăn uống được, bệnh cũ tái phát rồi mất luôn. Anh không muốn cho em biết khi em và con còn ở Đảo Hải Nam, vì sợ em buồn tủi…”
Nghe đến đó, sự sống trong người Má dường như tắt lịm. Má òa lên khóc rồi ngất xỉu đôi phút. Khi tỉnh lại, Má đến trước bàn thờ Ông Nội - tuy có bà con họ hàng kéo đến chung vui ngày gia đình đoàn tụ - Má vẫn đánh chuông, gõ mõ, tụng kinh cầu siêu cho Nội. Má sám hối trước bàn thờ Nội và cầu xin Nội tha thứ tội bất hiếu, vì đưa con đi vượt biên để đoàn tụ với chồng con nên đã bỏ lại Nội không có người chăm lo, dẫn đến cái chết của Nội ở tuổi 84. Việc này làm Má ân hận suốt quãng đời còn lại.
Tình cảm của Má là như vậy đó. Từ lúc về làm dâu nhà họ Phan, Má dốc toàn tâm toàn lực chăm sóc Ông Nội, lo cho Ba và các con. Không những vậy, những ngày kỵ cơm của Ông Bà Cố Nội, ngày giỗ của Bà Nội, Má không bao giờ quên. Đó là chưa kể đến việc Má cố tìm đến tận làng Hòa Quý, nơi cội nguồn của tộc Phan mình, để rồi thờ cúng, xây mồ mả, nhà thờ tiền hiền cho hoàn chỉnh, tươm tất. Nhìn ra xung quanh, tìm trong sách sử, chúng con chưa thấy có người con dâu nào được như Má, toàn tâm toàn lực lo cho gia đình bên chồng nhiều như Má. Ngay cả những người con mang họ Phan cũng không làm được những gì như Má đã làm cho gia tộc họ Phan!
Sống lại với Ba dưới mái nhà chung từ năm 1989, sau 9 năm xa cách bởi nghịch cảnh, Má như đã có được trọn vẹn những gì mình ao ước. Lần lượt, Má nhìn thấy chúng con đi học, rồi tốt nghiệp ra trường. Sau đó thì dựng vợ, gả chồng. Từng đứa một, từ anh Ba Kiên xuống đến Út Chinh, Má và Ba đều đích thân đứng ra tác hợp vợ chồng cho chúng con. Niềm hạnh phúc khi nhìn thấy từng đứa con của mình kết tóc se duyên, nên bề gia thất, được biểu hiện trên khuôn mặt tươi tắn và nụ cười mãn nguyện của Má. Nỗi vui mừng của Má trong những ngày cưới cũng là niềm hạnh phúc cho chúng con. Trong từng buổi Lễ Cưới, Má lúc nào cũng có đôi lời trao gửi đến gia đình Sui Gia, quan viên hai họ. Khả năng ăn nói trước đám đông của Má không kém một ai. Má nói lưu loát, trôi chảy, dùng từ ngữ chuẩn xác, không thiếu không thừa. Khi phát biểu trước đám đông, Má không run rẩy hoặc vấp váp. Đặc biệt là sau khi Má phát biểu, quan viên hai họ nghe thấy đều hài lòng với những gì Má nói, và không khí của buổi lễ trở nên nhẹ nhàng hơn. Mỗi khi nói xong, Má thường quay sang cô dâu nhắn nhủ đôi lời từ tấm lòng yêu thương của Má. Rồi Má mở hộp nữ trang, tự tay run run đeo đôi bông tai và sợi dây chuyền lên cổ cho con dâu mới. Và đó là của hồi môn mà những người con dâu của Má đều có.
Từ những lần cưới gả này, những đứa cháu nội, ngoại của Má lần lượt chào đời. Trong suốt 22 năm, từ 1992 đến 2014, Má có tổng cộng 25 đứa cháu, đứa nào Má cũng thương yêu, nâng niu, bồng ẵm. Mỗi lần sinh nhật của cháu nào, Má cũng đều đến chúc mừng sinh nhật và tặng quà. Xuân về Tết đến, năm nào Má cũng chuẩn bị bao lì xì để chính tay Má trao món quà đầu năm may mắn cho mỗi người con, dâu, rể và 25 đứa cháu.
Cuộc sống ấm êm cùng Ba Má và đại gia đình mình tưởng sẽ được kéo dài nhiều năm, nhưng ai ngờ năm 2004 Ba mắc phải bạo bệnh ung thư phổi khi tuổi đời vừa tròn 66. Gia đình mình lại gặp cơn đại nạn lần nữa với căn bệnh ung thư của Ba trong giai đoạn phát tác. Má ngày đêm chăm sóc cho Ba, và khi khối u hoành hành trong cơ thể Ba, Má đã phải gào thét và than trách số phận. Má chăm lo chu đáo cho Ba trong cơn bạo bệnh suốt một năm, đến khi nội tạng của Ba không còn hoạt động được nữa, rồi Ba ra đi ở tuổi 67, bỏ lại Má và mấy anh chị em chúng con với một đàn cháu.
Thế là Má lại vắng bóng chồng thêm một lần nữa. Chia cách 9 năm vì vượt biên cả nhà không thành, rồi đoàn tụ chung sống lại với Ba được thêm 15 năm, từ 1989 đến 2005. Đến nay Ba đã mất hơn 18 năm rồi. Như vậy thời gian Má sống thiếu Ba là gần 30 năm. Nghĩ lại càng thấy thương và thật đau lòng cho Má.
Từ ngày Ba mất, chúng con cũng cố gắng luân phiên gần gũi và chăm lo cho Má. Nhưng ý chí tự lập của Má mạnh mẽ quá. Má không muốn làm phiền con cháu, dâu rể trong nhà. Vì vậy, Má muốn có không gian riêng của Má. Ở nhà riêng, gần người Việt và khu chợ Việt, Má có thể kết bạn với láng giềng hàng xóm, tự đi chợ mua đồ về nấu ăn, rồi gọi con cháu đến ăn cùng, vì Má nói đứa nào cũng có công việc, Má không muốn nhờ con cháu những việc lặt vặt hằng ngày của Má. Chúng con chiều ý Má, và tuy Má sống riêng nhưng những bữa cơm trưa, cơm chiều, chúng con đều thay nhau đến nhà cùng ăn với Má. Ăn xong, khi chúng con muốn dọn dẹp, rửa chén bát, mang rác đi vất, Má đều ngăn cản không cho, nói rằng để đó Má làm. Má làm quen rồi và Má muốn làm theo ý của Má.
Trong những năm gần đây, Má có ý hướng Phật, về Chùa mạnh mẽ hơn. Má muốn có không gian riêng để tụng Kinh, niệm Phật, ngồi Thiền. Mỗi ngày Má giữ hai buổi công phu, sáng sớm 5:00 giờ; chiều tối 7:00. Ngày nào cũng thế, ngoại trừ khi thời tiết và sức khỏe không cho phép hoặc phải đi xa. Đến nhà các con ở, chơi với các cháu được vài ba ngày, rồi Má cũng muốn về lại nhà của Má. Má thích nhất là được con cháu đưa Má đến những chùa trong vùng San Diego; những chuyến hành hương đến những chùa ở xa Má cũng thích lắm. Sau những lần đi chùa về, Má cảm thấy vui và tinh thần sảng khoái hơn. Xem lại những tấm hình Má chụp với con cháu chừng 10 năm trước và so với những bức ảnh Má chụp vài năm gần đây, mới thấy sau này khuôn mặt Má như tươi trẻ hơn, hồng hào, tươi tắn và phúc hậu hơn. Nụ cười trên môi của Má nhiều hơn. Những đốm tóc trắng trên mái đầu bạc phơ của Má cũng đen trở lại. Thấy tinh thần của Má sảng khoái, chúng con vui mừng lắm!
Nếu Má có dành dụm được đồng tiền nào thì Má chia ra làm 3 phần. Phần thứ nhất, Má gửi về Việt Nam để lo hương đèn, mồ mả Ông Bà cả hai bên nội ngoại. Trong những chuyến về lại quê hương, Má thường chi một số tiền không nhỏ để tặng bà con nghèo khổ, thiếu thốn. Có lần Má gặp lại cậu công an phường đã từng đánh đập Má khi bị bắt vì tội vượt biên, cậu ta thấy khó xử khi đối diện với Má. Nhưng khi hiểu ra cuộc sống gia đình cậu khó khăn nghèo khổ lắm, Má thương tâm rồi rút tiền tặng cậu để mua gạo cho gia đình. Cậu ta chẳng biết nói sao trước nghĩa cử cao đẹp của Má. Về phần mình, làm được việc ấy rồi Má thấy nhẹ nhõm trong lòng. Phần tiền thứ hai, Má cúng dường các Chùa vào những ngày lễ hoặc những dịp Trai tăng. Phần thứ ba là tặng cho 25 đứa cháu nội ngoại của Má trong ngày sinh nhật của mỗi đứa. Má là như vậy đó, chỉ biết cho đi chứ không muốn giữ lấy gì làm của riêng.
Vào tháng 11 năm 2019, Má gặp phải cơn bạo bệnh, phải nhập viện và nằm trong khoa Chăm sóc đặc biệt (ICU) gần 5 ngày. Bác sĩ cho biết Má bị bệnh thận ở giai đoạn cuối. Nếu muốn tiếp tục kéo dài mạng sống thì mỗi tuần phải đi lọc máu 2 lần và phải làm như vậy suốt quãng đời còn lại. Suy nghĩ vài phút, Má trả lời trực tiếp bằng tiếng Anh với bác sĩ: “No, thank you.”
Đưa má về lại nhà, Má cảm ơn các con đã kịp thời đưa Má vào bệnh viện để cứu sống Má; nhưng Má tuyệt đối không muốn hành hạ thân thể mình nữa. Má nói cứ để theo tự nhiên và nếu có ra đi Má cũng chỉ muốn ngủ một giấc rồi về với Phật. Khi đi tái khám cho Má, bác sĩ đề nghị đưa Má vào chương trình cận tử (hospice) tại nhà, vì nếu không chịu lọc máu thì thời gian sống được tiên lượng chỉ còn khoảng vài tháng mà thôi.
Khi ấy, Má vẫn còn hai tâm nguyện muốn làm: đó là về lại Việt Nam sửa sang phần mộ bên phía nội của chúng con và trùng tu ngôi đền thờ tộc Nguyễn, là Bà Ngoại của chúng con ở đảo Cù Lao Chàm. Từ lúc vượt biên năm 1989, Má chưa làm được gì cho phía Ngoại của chúng con. Má nằm ngủ mơ thấy Bà Ngoại về báo mộng, nên trước khi nhắm mắt Má muốn về Việt Nam một chuyến nữa để làm xong việc này. Tâm nguyện thứ hai của Má là được đi đến núi Linh Thứu, nơi Đức Phật từng thuyết pháp, truyền bá giáo lý từ hơn 2.500 năm trước đây. Trùng hợp thay, vừa đúng lúc Hòa Thượng viện chủ Chùa Như Lai tổ chức một chuyến hành hương qua Ấn Độ. Thế là Má trở thành người hành hương cao tuổi nhất trong đoàn. Ở Việt Nam được 7 ngày, sang Ấn Độ thêm 7 ngày nữa, thực hiện xong mọi điều ước nguyện, Má quay về Mỹ với tâm trạng rất vui và mãn nguyện. Má nói với chúng con: “Má mãn nguyện rồi các con ơi, giờ có chết cũng không còn gì tiếc nuối.”
Những tháng ngày gần đây, cách sống của Má thay đổi tốt đẹp thấy rõ. Chúng con không bao giờ còn thấy Má buồn rầu hoặc bực tức vì bất cứ chuyện gì. Những lời lẽ nào làm Má phật lòng, Má cũng chỉ cười vui rồi bỏ qua. Nếu có ai nghịch ý với Má, Má cũng đều tha thứ. Chúng con thấy rõ được tấm lòng vị tha và bao dung, rộng mở của Má.
Vào ngày cuối năm 2023, nội tạng của Má không còn hoạt động theo chức năng tự nhiên được nữa. Bệnh thận của Má đã ở vào giai đoạn cuối mà bác sĩ từ năm 2021 đã nói là Má chỉ còn sống được vài tháng, nhưng rồi kỳ diệu thay đã kéo dài được đến 2 năm! Khi rời bệnh viện vào ngày 1 tháng 1, Má tự biết mình không còn sống được bao lâu nữa. Má mệt, hơi thở yếu dần, và Má nhắc lại với chúng con là Má chỉ muốn ra đi trong giấc ngủ tại nhà của Má. Lúc này, Má thường xuyên niệm Phật.
Việc làm cuối cùng của Má trong vài ngày trước khi mất là chuẩn bị tiền lì xì cho mỗi đứa con, dâu rể và cả 25 đứa cháu nội ngoại, cộng với 2 đứa chắt ngoại, như hằng năm Má vẫn làm trước ngày Tết Nguyên Đán. Má bảo chị Thanh thay Má trao bao lì xì cho con cháu nếu Má không còn sống tới Tết.
Nhưng đáng kể hơn là Má lấy túi đựng nữ trang của Má bày ra trên giường, rồi lấy từng chiếc nhẫn, chiếc vòng tay, sợi dây chuyền và đôi bông tai. Những món quà này, Má đã mua dần dần bằng tiền dành dụm từ thập niên 1990, khi Má đoàn tụ lại với Ba. Và Má đã cất giữ kỹ trong suốt thời gian vài ba chục năm qua. Mong muốn của Má là khi nhắm mắt ra đi, Má muốn gửi tặng các con cháu, từng đứa, những món quà mà Má hằng cất giữ. Má nói và bảo chị Thanh ghi xuống, từng món nữ trang sẽ gửi tặng cho từng người. Trong 9 người con, cộng với dâu rể, cùng với 25 đứa cháu nội ngoại, ai cũng có phần quà từ Má. Công việc phân chia hơn 40 phần quà chắc đã làm Má mệt nhọc lắm, nhưng làm xong việc này Má mới nhẹ bước ra đi, vì đây là tâm nguyện, là tình thương của Má dành cho tất cả con cháu.
Tối hôm thứ tư, ngày 10 tháng 1, Má ăn được chén xúp rồi ngủ một giấc. Đêm ấy có Út Chinh và anh Kiên nằm gần bên Má. Sáng hôm sau, chừng 4:00-5:00 giờ, Má thức giấc nói với Út Chinh là Má mệt. Út Chinh ôm Má vào lòng, tựa đầu Má lên vai mình để Má ngủ. Thấy Má ngủ ngon, Chinh đặt Má lại xuống giường để Má được nằm ngủ thẳng người. Rồi vì mệt quá, Chinh cũng thiếp đi lúc nào không hay. Lúc 7 giờ 30 sáng, anh Kiên nhìn thấy Má vẫn ngủ ngon giấc nên không đánh thức Má. Đến 9:00, Út Chinh thức dậy thấy Má không động đậy gì nên đến gần sờ vào người Má thì không còn nghe thấy hơi thở của Má nữa. Chinh hoảng hốt! Cũng vào đúng giờ này, y tá đến nhà gặp Má theo lịch chăm sóc hằng tuần. Y tá bắt mạch, và sau khi xem những dấu hiệu trọng yếu trong người của Má, tất cả đã hoàn toàn ngưng hoạt động, nhịp tim cũng ngừng đập. Rồi y tá báo là Má đã ra đi. Khuôn mặt Má lúc này ửng hồng, miệng khép lại với nụ cười nhẹ trên môi, đôi mắt nhắm lim dim như đang nằm ngủ.
Vậy là chúng con đã thực sự mất Má rồi. Chúng con chỉ buồn là sao Má không cho chúng con được nhìn mặt Má lần cuối cùng trước khi Má nhắm mắt? Có phải Má không muốn chúng con phải chứng kiến lúc Má trút hơi thở cuối cùng? Ngay cả Út Chinh nằm trên chiếc sofa cạnh giường Má, và anh Kiên cũng chỉ nằm trong phòng ngủ cách giường Má vài ba bước chân, nhưng Má không đánh thức hai anh em dậy, chỉ âm thầm lặng lẽ ra đi. Suốt một đời mình, Má không bao giờ muốn làm phiền đến ai, phải chăng đến giờ phút cuối đời Má cũng không muốn các con đau buồn khi phải nhìn cảnh Má ra đi? Ôi thương quá Má ơi!
Nhìn chung - và cũng như những lời dạy bảo của quý Thầy - Má ra đi, xả bỏ báo thân một cách nhẹ nhàng, với diện mạo tươi đẹp và tâm trí hoàn toàn minh mẫn, đặc biệt là hết sức thanh thản sau khi đã hoàn thành những tâm nguyện của mình. Điều đó lắm người mong muốn nhưng ít ai đạt được. Lẽ ra, chúng con phải được an ủi và hoan hỷ với những thành tựu tâm linh của Má mới đúng!
Nhưng Má ơi, chúng con dù đã lớn khôn ngoài xã hội nhưng vẫn luôn nhỏ nhoi dại khờ trước Má. Từ nay chúng con không còn được Má gọi về ăn cơm cùng Má nữa, không còn được thưởng thức những nồi canh do chính Má nấu, không còn được nghe giọng nói, tiếng cười của Má nữa. Chúng con cũng không còn cơ hội được nắm lấy bàn tay Má, đưa Má lên xe để đưa Má đi chợ, đi chùa… hoặc dạo ra bờ biển hóng gió mát nữa. Hết thật rồi Má ơi! Nếu phải đánh đổi cả cuộc đời còn lại này để có thêm những phút giây bên cạnh Má, chúng con cũng sẵn lòng. Nhưng Má ơi, chúng con thừa biết đó chỉ là một ước mong mơ hồ, ảo tưởng.
Xưa nay, ca dao tục ngữ đều nói lên tình thương của Mẹ là vô bờ bến. Và không nỗi đau nào nặng nề hơn nỗi đau khi mất Mẹ. Bây giờ, chúng con đã tự cảm nghiệm được hai điều này rồi. Má ơi, Má tuyệt vời và cao cả quá, không một điều gì trong cuộc sống này có thể thay thế được hình bóng của Má khi đã mất đi. Chúng con chỉ muốn gào thét lên thật lớn để lấn át đi phần nào cảm xúc đớn đau trong những giây phút này.
Nhưng rồi chúng con cũng đành phải gạt đi nước mắt, đè nén sự nghẹn ngào trong lòng để cùng Chư Tôn Thiền Đức và bà con bạn bè gần xa đã tề tựu về đây để tiễn đưa Má về với Phật A-di-đà ở cảnh giới Cực Lạc. Má ơi, nếu kiếp sau có được làm người trở lại, chúng con vẫn muốn được làm con của Má. Vì khắp cõi Ta-bà này, chúng con tin rằng không thể tìm đâu ra một người Mẹ Hiền như Má. Với tất cả chúng con, Má luôn là người vĩ đại và cao quý nhất. Thương và yêu Má nhiều lắm!
Vậy nhé Má!
Má hãy nhẹ nhàng thanh thản về với Phật, đúng như tâm nguyện một đời của Má.
Chúng con xin vĩnh biệt Má!
Nam Mô Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật
_______________________________________
ENGLISH VERSION
The Life of Grandma
The 84 years of life that Grandma held on this earth can be summed up in two words: Compassion and Love. Born and raised in a poor family in the coastal vil-lage of Man Thai, Grandma was the youngest of 9 children. Given the family’s poverty, Grandma was devoid of the opportunity to be taught formally in a school setting. However, she was blessed with a good memory; and with that she could remember and recite lines of proverb and poetry which eventually became useful in the raising and teaching of her own 9 children. And thanks to that retention ability, she could recite the Buddha’s Sutras quite comfortably. So, when she chanted, she didn’t have to look the scripture. This had garnered the respect and admiration of monks and nuns alike in the temples she had visited.
Being schooled by her own parents, Grandma didn’t have ample opportunity to make many friends. But she did have several close friends during her teenage years which she kept til her last days of life. There were also several gentlemen in the village who paid attention to her, but eventually she settled upon Grandpa, and wedded him at age 18. Later, when asked why she chose Grandpa, Grandma re-plied: Grandpa was the only son in the family; and his mother passed away when he was only 3 years old. He and his dad lived alone, and they bonded and took care of each other quite well. Grandma loved Grandpa for his filial piety toward his father; and that’s why she agreed to marry him.
Becoming the daughter-in-law of the Phan family, Grandma exerted all of her ef-forts to care for Grandpa and his father (your great-grandfather). Because Grand-pa was the only son, Great Grandfather wanted to ensure there were enough chil-dren to carry the Phan surname. As such, Grandma and Grandpa eventually had 9 children: the first, Uncle Lien, born in 1960; and the last, Uncle Ut, in 1976.
The need to raise and provide for a family of 9 children and an elderly father thrusted Grandma and Grandpa into doing odd jobs to make ends meet through the rough years of the 1960’s and 1970’s. Eventually, Grandpa acquired a motored fishing boat in which he and the elder sons used to go fishing. Each day, they would leave the shores of Man Thai village at sunset and return at sunrise, hoping to catch a few buckets of fish. Grandma would then carry the fish on her shoulders to the nearby market to sell or exchange for rice and other food items to feed the family. The buckets of fish that Grandma had to carry on her shoulders to the local market every day in her 30’s to provide for the family was no small feat, especially for a petite lady weighing no more than 100 pounds.
Life became harsher for the family after 1975, when the Communist took over the entire country. Grandma and Grandpa, like many other families in the village, wanted to escape to the free world so their children could have a brighter future. The intention, planning, and preparation were all kept secret to avoid being caught by the local police as any attempt to flee the country would result in imprisonment. The plan to escape Vietnam was carried out until the summer of 1981. The plan called for Grandpa to go about with his nightly fishing expedition with the older sons (Uncle Lien, Kien, Minh and Man), and that same evening Grandma, along with the daughters and Uncle Ut, were to visit Auntie Hiep, who pretended to be ill and had to stay in a local hospital near the shoreline. At around mid-night, Grandpa would return to the shoreline to pick up Grandma and the entire family for the journey across the South China Sea to reach Hong Kong in Grandpa’s tiny fishing boat.
Unfortunately, when the local police visited the house and saw Great-Grandfather alone at home, they asked for the family’s where-about. Not knowing of Grandma and Grandpa’s plan, Great-Grandfather frankly responded by saying the boys were out fishing with their dad and the girls went to the local hospital with their mom. The local police then hastily rushed to the hospital and surrounded it, barring Grandma from leaving the hospital. At the time of rendezvous, Grandpa waited and waited in the dark at the shoreline but Grandma was nowhere to be seen. It then became apparent the plan had been uncovered by the local police. At that time, Grandpa had to make the most important decision of his life: that is to return as a family to face imprisonment and not knowing what the future may hold, or to flee the country with the boys hoping to reach the free world and eventually find ways for the family to re-unite at a later date. After much contemplation, Grand-pa chose the latter.
What became of Grandma in the days following that dreadful, unfortunate summer night were a series of plight. She was taken into custody the following morning, beaten and tortured by the local cops for plotting to flee the country. After days of imprisonment, Grandma was released and returned home. The imprisonment and torture left her hurt, weakened, and lost. She now encountered a family half-full, and wondered if her husband and her sons had made it to the free world or sunk in the ocean. She also had to face the hard reality of how provide for her five remain-ing children and an elderly father-in-law, especially when the source of income from selling the fish from Grandpa’s nightly fishing expedition was no longer avail-able. Grandma had nowhere to turn, as hopelessness and anguish kicked in.
But in the midst of such despair, Grandma somehow gained the strength to stand up. She twisted and turned, trying to do all that she could to provide for her fa-ther-in-law and five children, the oldest (Auntie Hiep) was only 16 years of age. Everything she did was to make ends meet for her children. The family was con-stantly in a state of insufficiency and near destitute, but somehow sur-vived.
Eventually, things turned out to be a bit better for the Phan family. Grandpa and the sons finally reached the shores of Hong Kong after some 30 harrowing days combatting storm, thirst, and hunger in the South China Sea. In Hong Kong, Grandpa was able to telegram Grandma to inform her that he and the sons had survived and were now safe. Receiving the good news from Grandpa re-invigorated and enlivened Grandma, once again. Soon, with the money and clothes that Grandpa and Uncle Lien and Kien were able to make during the temporary stay in Hong Kong, life for Grandma saw better days. After a few months in the Hong Kong refugee camps, Grandpa and the sons were sponsored to arrive in the U.S, thanks to the connection that Grandpa made with Grandma’s relatives who at the time had resettled in Tulsa, Oklahoma.
Life for Grandma and the aunties in Vietnam improved somewhat in the mid 80’s, thanks to the clothes and money Grandpa and the uncles sent home after long days of laborious work from doing landscape and whatever little money the US govern-ment provided. Yet, Grandma’s desire to re-unite with Grandpa and see her sons never vanished. She plotted plans to escape Vietnam multiple times along with the aunties throughout the 80’s, and finally in the summer of 1988 succeeded in fleeing the country with Auntie Tu, Thanh, Phuong and Uncle Ut, along with several nephews in a tiny fishing boat. After several days floating in the South China Sea, Grandma along with 13 others in the tiny boat were rescued by a kind Chinese fisherman named Chen Si-Chum while he was fishing in the sea. After getting through the rough initial communication due to language barrier, the gentle fish-erman accompanied Grandma’s boat to safety in Hai Nan Island. There, Grandma and the aunties were fed, sheltered, and assisted by the local Chinese villagers and government. With help from the locals, Grandma managed to telephone Grandpa at his apartment in San Diego. The call was intercepted by Uncle Kien at around 3:00 AM. What seemed to be a prank, unexpected phone call from a Chinese speak-ing person turned out to be Grandma. She and Auntie Tu spoke into the phone and briefly explained their ordeal and asked Grandpa to sponsor the family to come to the U.S. After the brief telephone (due to it being an international call) Grandpa, Uncle Kien, Uncle Minh and Uncle Man looked at each other, trying to sort out what had just happened. Unquestionably, Grandpa and the uncles were beyond exhilarating! Immediately, Grandpa and Uncle Kien, with help from a wonderful Caucasian writer named Barbara Dudrear who shared the same office suite with Uncle Kien in his newly insurance business, contacted the local office of Congressman Jim Bates and then the United Nations High Commissioner for Refu-gees. After several months of contact and follow up either pertinent agencies, Grandma and the aunties were flown directly from Hai Nan Island to San Diego, reuniting with Grandpa and her sons, at last. Perhaps the happiest moment in Grandma’s life was that spring day in 1989 at the San Diego airport, when she once again threw herself into the arms of her beloved husband and embraced her four sons, amidst tears of joy and satisfaction.
But the moment of celebration at the airport soon turned into distress for Grandma when, upon entering the house, she saw the portrait of her Father-in Law on the altar, situated under Buddha’s altar. She roared in anguish, asking Grandpa what had happened to their father. Grandpa then explained softly: “Dad passed away a few months ago, shortly after you fled Vietnam. Dad missed you and the grandkids; so he refused eat, and then his illness resurfaced. Soon thereafter, he passed away. I didn’t let you know while you’re still in Hai Nan as I didn’t want to you to be con-cerned and distracted”. After hearing Grandpa’s explanation, Grandma passed out momentarily. Upon re-gaining her posture, Grandma moved to the altar and began chanting, bowing, and praying; asking her Father-in-law to forgive her for having to leave him behind in search of family reunion in the free world. Ironically, Grandma’s mourning of her Father-in-Law was happening at the same moment when the house was full of guests, relatives, and well-wishers who assembled to celebrate the family reunion. Years later, Grandma still could not find closure for her misdeed, as filial piety towards her parents, albeit parent-in-law, was para-mount to her.
Life under the same roof with Grandpa and her children in the 1990’s was fulfilling and pleasant for Grandma. Soon, she and Grandpa officiated and witnessed the marriage of her children, starting with Auntie Thanh and Uncle Cường in 1991, then Uncle Kiên with Auntie Kim-Anh in 1992, and then finally to Uncle Ut and Auntie Thuy in 2004. The year 1992 also provided Grandma with much happiness, thanks to the birth of Laverne and then Vivian later in the year. Eventually, her grandchildren grew to 25, with Nolan being the last, in 2012. Proof of joy and satis-faction can be seen on her face and in her voice when she was able to hold each of her 25 grandchildren, celebrated their birthdays, and participated in their school graduations.
But joy and fulfillment in life cannot be endless. The year 2005 brought much pain and loss for Grandma due to Grandpa’s passing. Grandpa was diagnosed with stage 4 lung cancer in summer 2004, although he had quit smoking for some 20 years. He had to undergo chemotherapy to prolong his life for a year. Throughout that long year, Grandma was constantly by his side, caring for him. At times, she became exhausted and grew hopeless, asking the Lord why take her beloved hus-band away so soon. Grandpa breathed his last breath on August 25, 2005. Once again, Grandma was without a husband to lean on. Since her marriage to Grandpa in 1959, she was separated from her husband for 8 long years from 1981-1989, and then again for over 18 years from 2005 til her passing in early 2024. That equates to more than a quarter of a century that Grandma lived without a husband to share things with, and without a firm shoulder to lean on. Despite the many years of separation, Grandma remained committed and loyal to Grandpa, the only man she knew in her 8-decades of existence.
After Grandpa’s passing, Grandma found comfort and joy in her children and grandchildren, choosing to live life her own way. If the Lord required her to live without a husband, then so be it. She accepted her fate. Her desire to become inde-pendent and not bother her children and grandchildren grew as she aged. Her de-votion to her religion also deepened. She had a small group of friends, relatives and fellow villagers from Vietnam with whom she occasionally gathered and talked with, including frequenting the local casinos with them to kill time. But that was secondary. She desired nothing more than to share a meal with her children and grandchildren, and to frequent the temple so she could chant, talk with the monks/nuns, and fellow Buddhist practitioners. She wanted very much to live by herself, close to other Vietnamese people and grocery stores so she could shop gro-ceries, cook the meals and gather the children to enjoy a meal with her; and to meditate, offer incense, recite the Buddha’s name and chant on her own time. Her preference for independence was strong and apparent; and luckily, arrangements were made so she could live in the 2-bedroom apartment in Linda Vista. There, she cleaned her house, mopped the floor, took out the trash, did her laundry, walked to the grocery store, cooked 2 meals a day, and called her kids to join her for lunch or supper whenever they could; all this by an 80-year old woman.
Life in her 2-bedroom apartment took a turn in November 2021 when she was rushed to the emergency room at Sharp Hospital and was immediately placed in the Intensive Care Unit (ICU) to treat for kidney failure. After treatment in the ICU and resurrecting her life for nearly 5 days, it became clear that her kidneys had all but failed due to years of diabetes. The doctor had prescribed blood transfu-sion for patients with acute renal failure like hers, should they desire to live beyond 6 months. After understanding her options, Grandma vehemently decided against blood transfusion and asked to be discharged.
Returning home from the 10-plus days of hospitalization, she thanked her children for getting her to the hospital just in time to save her life, but emphatically stated she no longer wanted her body to be tortured. She didn’t want any more needles poked into her body or be strapped to a hospital bed. If she dies, she’d rather go in her sleep and from her own bed.
As Grandma regained her strength, she told her children there were still two de-sires she wished to accomplish before she leaves this earth. The first was to return to her homeland to refurbish the graveyards of her parents and ancestors. Having left her own parents and Father-in-Law so she could re-unite with her husband and children in America, she felt a lack of responsibility on her part as a child and daughter-in-law. Attending to their burial places and ensuring that they rest peacefully was the least she could do for her parents and her ancestors on both sides, hers and her husband’s. Throughout her life, whatever amount of money she had or saved up, she typically divided them into three portions. The first was to send to Vietnam to help her poor relatives, while also ensuring the Days of Re-membrance of those family members who had passed were sufficiently planned and organized. Yes, she cared for the living while also paying her respects for the dead. The second portion was to donate to the temples and monks/nuns that she visited, where ever they may be located. The third was to give to her grandchildren on their birthdays and new year as gifts or li-xi. Never did she intentionally miss any of her grandchildren’s birthday, to the extent that she was able.
Grandma’s first wish was realized when her children accompanied her to Vietnam in the summer of 2022 and again in October 2023. Her second wish was to make a pilgrimage to Nepal, to the place where the Buddha was born, became enlightened, and propagated his teachings over 2500 years ago.
Coincidentally, the Abbott at Nhu Lai Temple was organizing a pilgrimage to the Holy Land in October, 2023. Without any reservation, Grandma became the oldest member of the 50-person delegation in the sojourn to northern India. Uncle Ut was instrumental in helping Grandma realized her two last wishes, for he had accom-panied her in the pilgrimage to the Buddha’s Land and then to Vietnam so she could attend to her ancestral burial places and House of Worship, as well as seeing her relatives one last time.
Returning to San Diego after 14 days in Nepal and Vietnam and with two days in the air, Grandma became completely satisfied as she had fulfilled her wishes. She confided in her children: even if I now have to with my parents and ancestors, I am prepared and ready to go. Her worldview had changed drastically since her return from her Asia trip in October. She was never upset at anyone or displeased of any-thing. A constant smile could be seen on her face. If there’s anything that irritated her, or if anyone had annoyed, she would just let it go and put up a smiling face. For over two months – from late October to late December 2023 – she would go about with her daily routine: cooking, cleaning, washing and taking her daily walks around her apartment complex, cheerfully chatting with neighbors. It could be said that Grandma had mastered the concept of love, compassion, and forgiveness which she had learned from her Buddhist practice.
On Saturday, December 30, 2023, Grandma experienced difficulty in breathing and was then rushed to the hospital by ambulance. The doctor treated her by sucking the liquid buildup in her lungs which was caused by her renal failure. After 3 days in the hospital, Grandma was discharged to at-home hospice. Returning home this time, she knew her days were numbered. Her breathing became weaker, constantly relying on the oxygen tank for breathing.
But there were still two things she wanted to do. First, as the Lunar new year was soon approaching, she wanted to prepare the red envelopes with lucky money so she could “lì-xì” each of her 9 children and their spouses, along with her 25 grand-children and 2 great-grandchildren, as she normally did in previous years. Know-ing that she might not make it to Lunar new year which this year falls on February 10, she had asked Auntie Thanh to give her li-xi to the children and the grandchil-dren on her behalf in the event she is unable to. Second, she managed to gather the strength and mindset to retrieve her small purse of jewelry and spread them on her bed. These were pieces of jewelry that she had purchased with her own sav-ings since the 1990’s when she re-united with Grandpa. Little by little, she collect-ed necklaces, bracelets, rings, and earrings, enough for each of her 9 children and their spouses. It had long been her intention to leave behind a piece of jewelry to each of her children as a memorabilia when she dies to show her love and affection to them. With her weakened breath and tired body, she managed to instruct Auntie Thanh to attach the name of each child and their spouse to the corresponding jew-elry that she wanted to impart to each individual. This was a daunting task, con-sidering there were nearly 20 articles she needed to assign, each piece of jewelry carrying a meaning or significance behind her thinking. The mission was not ac-complished til about January 8, two days before her passing. But this was a task that she very much wanted to do before her departure from this earth. (If you re-call, the distribution of these gold and jade items to each of her children and their spouses occurred on the evening of the candlelight vigil at the temple, one night be-fore her burial). Having completed this final act, she was ready to go.
Since coming back from the hospital on January 2, the hospice nurse was checking in on Grandma almost every day. At night, Uncle Kien or Ut would spend the night with her. Auntie Thanh and Phuong would come by during the day, and Uncle Mẫn would be on the phone with her, while consulting with the hospice nurse to get a read on her prognosis. The family was assured by the nurse that despite her de-cline, there’s time for the family to make preparation. The first weekend of the new year (January 6-7), Auntie Thanh and Uncle Cuong had driven Grandma to Uncle Ut and Auntie Phuong’s restaurant for lunch and then grocery shopping.
On the evening of January 10, at around 10:00 PM, Uncle Ut helped feed Grandma a bowl of soup for she hadn’t eaten much the day before given her weakness. With a rather full stomach, she went to bed, with Uncle Ut sleeping on the sofa next to her bed. At around 5:00 AM on January 11, she awakened and said she was tired. Uncle Ut rested her head on his shoulder so she could sleep. Once asleep again, Uncle Ut set Grandma back to her bed so she could sleep comfortably; he then dozed off on the sofa due to exhaustion. At 7:30 AM, Uncle Kien came by her bed and saw Grandma was deep in her sleep; he then went back to bed in the guest room, and not wanting to bother her. At 8:30, while charging his car about 200 miles of Sacramento on his way to San Diego, (as the days before he was called to jury duty), Uncle Man received a call from the hospice nurse, asking if she could reschedule the usual 12:00 visit with Grandma to an earlier time due to a training she was scheduled to attend at noontime. Uncle Man said the time change was fine; so the nurse said she could come between 9:00-9:30. Uncle Man then texted the siblings informing them the nurse would come by around 9:00-9:30.
Just minutes before 9:00 AM, Uncle Ut awakened and saw there was no movement by Grandma. He came by and touched her body and tried to find any sign of breathing, but there was none. He then texted the siblings saying Grandma had stopped breathing. Everyone was astonished! At that very moment, the hospice nurse arrived at the house; and only Uncle Kien and Uncle Ut were with Grandma. Uncle Man was phone with the nurse, raising his voice asking what’s happening to Grandma. After checking the vital signs, and in subtle voice, the nurse confirmed that Grandma is gone. Uncle Man asked how could that be, to which the nurse said she was also surprised that Grandma had gone so quickly. All these were different from her calculation and beyond what she had experienced. What ensued was a pe-riod of consternation and mourning by her children…
The nephrologist in November 2021 had advised on Grandma’s prognosis; that is, if she refuse blood transfusion given her acute kidney failure, she would have a cou-ple of months to live, perhaps 6-12 months. But instead, Grandma miraculously prolonged her life for 2 years. This far exceeded the doctor’s expectation and ex-periment with similar patients. As a matter of fact, Grandma lived by herself and did things on her own, while also accomplishing her life-long wishes, which further surprised the doctor. She was indeed a strong woman, despite her petite fig-ure.
Throughout much of her life, Grandma wished not to bother others, including her own children and grandchildren. And toward the end of her life, she remained that way. She probably could have wakened Uncle Ut or Uncle Kien who were right next to her to tell them that she’s leaving for good; but no, she wanted them to sleep. And even Uncle Man, who for the past two years visited her almost every month, had said he wanted to pay her another visit before her passing; but she re-fused, choosing to go on her own timetable. Perhaps, she didn’t want any of her children or grandchildren to witness her last breath in anguish. As she had fre-quently asked for and prayed to the Lord Buddha in the latter years of her life: when I have repaid my dues on this earth, please allow me to enter the Pure Land in my sleep, from my own bed, without bothering anyone, including my own chil-dren.
And all that… could be contributed to the unwavering compassion and love that Grandma had for her children and grandchildren.